Theo thuật phong thủy thì con người được chia ra hai loại mệnh là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh, tương ứng với hai nhóm phương hướng là Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Khi mở cửa hàng bạn cần dựa vào yếu tố này để chọn hướng phù hợp với mệnh cách của mình, như vậy tài vận sẽ tốt hơn.
Bước 1: Xác định năm sinh âm lịch (Bước này cần chính xác tuyệt đối, nếu không kết quả sẽ không đúng, cần chú ý nếu sinh vào đầu năm dương lịch nhưng là cuối năm cũ trong âm lịch)
Bước 2: Lấy 2 số cuối của năm sinh âm lịch cộng với nhau đến khi được kết quả là một chữ số (VD sinh năm 1989 thì lấy 8 + 9 = 17, tiếp tục lấy 1 + 7 = 8).
Bước 3: Nếu là nam giới thì lấy 10 trừ đi kết quả vừa tìm được, còn là nữ giới thì cộng thêm 5 rồi cộng tiếp đến khi còn một chữ số (VD kết quả là 8, nam thì 10 – 8 = 2, nữ thì 5 + 8 = 13 rồi tiếp tục 1 + 3 = 4).
Bước 4: Lấy kết quả cuối cùng từ bước 3 để so mệnh cách, trong đó:
Đông tứ mệnh: 1, 3, 4, 9 (tương ứng với cung Chấn, Khảm, Tốn, Ly)
Tây tứ mệnh: 2, 6, 7, 8 (tương ứng với cung Càn, Cấn, Đoài, Khôn)
Riêng với số 5 thì nam sẽ quy sang số 2 còn nữ thành số 8.
Bước 5: Chọn hướng theo mệnh:
Đông tứ mệnh => Đông tứ trạch: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc
Tây tứ mệnh => Tây tứ trạch: Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc
Lưu ý: Với người sinh từ năm 2000 trở đi thì tại bước 3 với nam lấy 9 trừ kết quả, với nữ lấy 6 cộng thêm kết quả.
Nếu không thể chọn hướng như ý thì bạn có thể khắc phục bằng cách đặt ban thờ ở hướng hợp với mệnh của mình. Ngoài ra cũng nên chú ý chọn hướng mở cửa sầm uất, đông người qua lại, vừa thuận lợi khi kinh doanh vừa có thêm nhân khí.
Chọn địa điểm phong thủy cửa hàng kinh doanh
Địa điểm mở cửa hàng không chỉ cần phù hợp với số vốn mà còn cần hợp phong thủy với bạn nữa. Vậy một cửa hàng thế nào là hợp phong thủy với chủ cửa hàng? Đầu tiên là hướng của cửa hàng có là hướng tốt với quẻ mệnh của bạn hay không? Bạn có thể tham vấn từ các thầy phong thủy uy tín để có được lời tư vấn chọn hướng cửa hàng hợp lý nhé.
Về phong thủy khi chọn địa điểm khi mở cửa hàng thì cần ưu tiên những nơi có nhân khí vượng. Muốn biết thì phải đánh giá được “tam lưu” của điểm đó, bao gồm xa lưu tức lưu lượng xe qua lại, nhân lưu là lưu lượng người qua đường và thủy lưu là luồng tài lộc. Nơi nào đông người, xe cộ nhiều nhưng tốc độ vừa phải không tắc nghẽn thì nơi đó dễ làm ăn phát đạt nhất.
Có điểm cần lưu ý là không nên mở cửa hàng ngay cạnh ngân hàng, vì theo phong thủy tài khí sẽ đổ hết vào ngân hàng, rất khó hưởng lộc. Ngoài ra cửa hàng nên đặt ở nơi đón hướng người đi lại, như vậy cũng đồng nghĩa với việc đón lộc vào nhà.
Bên cạnh yếu tố này, địa điểm dự định mở cửa hàng cũng cần phù hợp mặt hàng kinh doanh của bạn. Bạn dự định kinh doanh mặt hàng cao cấp như túi xách, điện thoại, mỹ phẩm từ các thương hiệu quốc tế nổi tiếng, cửa hàng nên được mở tại những khu vực có lượng khách hàng mục tiêu, thu nhập cao...
Trong khi đó, nếu bạn muốn mở quán café, bán sách… thì các địa điểm có mặt tiền và vỉa hè rộng sẽ phù hợp với bạn, không cần tập trung vào những khu vực quá đông dân cư.
Không chỉ quan tâm đến vị trí của cửa hàng, mà còn chú ý đến hình dạng căn nhà. Với hình dạng vuông vắn, cửa hàng của bạn sẽ đem đến cho khách hàng sự thoải mái và giúp “khí” được lưu thông. Cửa hàng cũng không nên quá nhỏ, gây cảm giác chật chội và thu hút “tà khí” – điều rất bất lợi đối với cửa hàng kinh doanh.
Bố trí phía trước cửa hàng
Một yếu tố không kém phần quan trọng khi bạn cân nhắc có nên lựa chọn địa điểm nào đó để mở cửa hàng chính là khung cảnh bên ngoài của nơi đó. Không nên lựa chọn vị trí trong ngõ cụt hoặc có đường đâm thẳng hướng vào cửa hàng. Với các vị trí có mặt tiền trên phố, bạn nên tránh những nơi có cây lớn hay cột điện lớn chắn ngay trước cửa.
Đồng thời nên tránh những địa điểm mà ngay phía trước mặt có đường giao nhau chữ T, chữ Y. Tuy nhiên, trong trường hợp địa điểm này đáp ứng nhu cầu của bạn, hoặc có nhiều người qua lại, bạn vẫn có thể khắc phục được những hạn chế này.
Đơn giản nhất chính là bố trí cửa ra vào hợp lý, vừa tiện lợi cho người ra vào, trông hàng mà cũng có thể hóa giải những trở ngại. Cùng với đó, bạn có thể trồng thêm hoa, cây cảnh trước cửa hàng để có thêm không khí tươi mát và hạn chế bụi bẩn. Bạn có thể bố trí bể cá nhỏ trong cửa hàng theo phong thủy để hóa giải những trở ngại, lưu chuyển khí trong cửa hàng.
Phía trước cửa hàng sẽ có phần biển hiệu và minh đường (khoảng trống phía trước cửa hàng). Về phần biển hiệu bạn cần chú ý đến màu sắc, bên cạnh phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu còn cần phải hợp với cung mệnh của chủ shop. Hướng đặt biển hiệu cũng nên tuân theo đông hay tây tứ trạch để đúng hướng đón tài lộc. Còn minh đường thì phải bằng phẳng, rộng rãi, hơi cao, tầm nhìn thoáng thì đường tài lộc thuận lợi, dễ tiếp nhận sinh khi từ khắp nơi tràn về. Minh đường cần sáng sủa, chiều hướng mở rộng ra thì sẽ không bị tụ khí hay gây chèn ép.
Phong thủy bên trong cửa hàng
Khi bài trí bên trong cửa hàng thì bạn cần chú ý đến 2 yếu tố, thứ nhất là màu sắc chủ đạo, thứ 2 là cách sắp xếp sản phẩm, tủ kệ... Khi sơn tường, chọn đồ trang trí bạn nên dựa theo mệnh quái của chủ shop, ví dụ mệnh kim thì hợp với màu vàng, ánh vàng hoặc màu trắng, mệnh mộc lại hợp với màu xanh hoặc xanh đen.
Còn sắp xếp sản phẩm bạn có thể chia chúng theo thuộc tính ngũ hành để chọn hướng cho phù hợp, như vậy sẽ tạo ra sự hài hòa và tăng sinh khí cho cửa hàng. Cần chú ý dành một lối đi xuyên suốt bên trong shop, đây là lối để dòng năng lượng tuôn chảy nên không được tắc nghẽn, khúc khuỷu.
Ngoài ra có một số lưu ý khác như không được đặt gương đối diện với cửa chính, giữ không khi bên trong cửa hàng thông thoáng, thơm mát để hạn chế tà khí lùa vào. Bạn có thể bài trí thêm một số đồ phong thủ mang đến tài lộc, an lạc như tượng Phật Di Lặc, tượng Thần Tài, Tỳ Hưu, Thiềm Thử,...
Màu sắc nội thất
Màu sắc nội thất ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý người mua hàng mà còn là một yếu tố không thể thiếu trong phong thủy cửa hàng kinh doanh. Theo nhiều nghiên cứu và phân tích, màu sắc nội thất từ đồ dùng, tủ kệ cho đến màu đèn, sơn tường có tác động nhất định đến cảm nhận của người mua hàng cũng như tâm lý của người bán.
Chẳng những vậy mà các màu sắc trung tính như vàng kem, hồng nhạt được sử dụng rất nhiều tại các cửa hàng, vừa tạo sự ấm áp vừa đem lại không gian tươi sáng. Tuy nhiên, đối với chủ cửa hàng hay chủ thương hiệu, màu sắc nội thất không chỉ được xem xét dưới góc độ người mua hàng mà còn được cân đo đong đếm sao cho hợp với tuổi, với mệnh nữa.
Người mệnh Kim sẽ hợp với các màu vàng hoặc có ánh vàng, màu trắng
Mệnh Mộc sẽ hợp với các màu xanh hoặc xanh đen
Mệnh Thủy nên lựa chọn màu sắc nội thất có màu đen hoặc trắng
Mệnh Hỏa sẽ hợp với các màu sắc như xanh, đỏ hoặc hồng
Mệnh Thổ nên chọn các màu như đỏ, hồng hay vàng đất
Bạn có thể kết hợp các màu sắc với nhau để tạo nên sự hài hòa cho cửa hàng của bạn.
Vật phẩm phong thủy
Việc bố trí các vật phẩm phong thủy trong cửa hàng kinh doanh đã không còn xa lạ với nhiều người kinh doanh. Mới mục đích gặp dữ hóa lành, giúp chủ hàng có thể hóa giải những điểm hạn chế trong cửa hàng, các vật phẩm phong thủy được bố trí hài hòa sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chủ cửa hàng. Một số vật phẩm phổ biến như:
Tượng Phật Di Lặc với mong muốn đem lại sự an lạc, may mắn, vui vẻ và hạnh phúc cho gia chủ.
Tỳ hưu từ lâu đã được tin là linh vật có tác dụng chiêu tài tác lộc, đem lại may mắn về tài lộc, sức khỏe, trấn trạch, trừ tà khí...
Thiềm Thừ với hình dạng con cóc 3 chân trên lưng có nốt sần theo hình chòm sao Đại Hùng, miệng ngậm tiền vàng, ngồi trên giá tài lộc, hai bên sườn là hai xâu tiền cổ, được coi là đại diện cho thần tài, đem lại tiền tài mà vẫn giữ tài lộc cho gia chủ. Đặc biệt đối với cách bố trí Thiềm Thừ, nhiều ý kiến cho rằng sáng nay quay mặt ra ngoài, tối mới quay mặt vào nhà. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên quay đầu Thiềm Thừ hướng vào cửa hàng để luôn mang tài lộc vào cho cửa hàng.
Bắp cải hoặc cải thảo phong thủy với hình dáng như chiếc túi dùng để chứa tiền tài, thường được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn để giúp “giữ tiền” cho mình.
Bên cạnh các vật phẩm phong thủy ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa ở trên, nhiều cửa hàng hiện nay còn trưng bày mèo may mắn Maneki Neko đến từ Nhật Bản. Thường được làm bằng gốm hoặc sứ, với hình dáng một chú mèo đuôi ngắn giơ tay như đang vẫy chào, và được tin là sẽ đem lại may mắn, tiền tài cho cửa hàng.
Cách cúng tất niên cuối năm cho chủ kinh doanh một năm an lành, thịnh vượng
Ý nghĩa của mâm cúng tất niên cuối năm
Cùng tất niên cuối năm là một thủ tục có ý nghĩa tích cực, nên gia đình hay các cửa hàng kinh doanh thường làm một mâm cơm nhỏ để tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ và độ trì gia chủ cũng như việc kinh doanh trong suốt một năm qua. Cùng với đó là những hy vọng về một năm mới tràn đầy may mắn, bình an và ăn nên làm ra hơn.
Việc làm này là một nếp sống tâm linh truyền thống của người Việt, những vật phẩm không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu là tấm lòng thành kính của gia chủ. Sau một năm bận rộn và vất vả, lễ cúng tất niên cuối năm sẽ được chuẩn bị và thực hiện vào đêm giao thừa, sau khi cửa hàng đã được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất và đầy đủ để đón chờ một ngày Tết ấm cúng.
Cúng tất niên thường được thực hiện vào một trong các ngày cuối cùng của năm âm lịch, không nhất thiết phải đúng ngày cuối cùng mà tùy vào điều kiện của cửa hàng để tổ chức. Theo chuyên gia phong thủy, ngày cúng tất niên đẹp nhất là vào ngày 29 hoặc 30 Tết, bởi đây là thời điểm tốt nhất để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới thật ấm áp.
Chuẩn bị lễ vật
Cúng tất niên cuối năm cho cửa hàng không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần một mâm cơm đạm bạc với đầy đủ các món mặn, chay thể hiện được sự phong phú trong cuộc sống hàng ngày. Bởi đây không chỉ là mâm cơm để dâng lên các vị Thần linh mà còn là cho các thành viên trong cửa hàng hay gia đình cùng hưởng lộc và chia sẻ với nhau sau 1 năm đã qua.
Những lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng tất niên cuối năm cần phải có:
Trái cây (Mâm ngũ quả)
Hoa tươi
Nhang rồng phụng
Đèn cầy
Gạo, muối
Trà, rượu, nước
Giấy cúng
Bánh kẹo
Trầu cau
Chè, xôi, cháo trắng
Bánh chưng, chả lụa
Gà luộc
Ly, chén, đũa, muỗng, bình hoa, lư nhang
Hoa, quả được bày cúng gia tiên phải là đồ tươi, ăn được, đủ chín thay vì đồ giả hay đồ còn xanh. Mâm ngũ quả cũng không nên đặt trước chính giữa bát hương vì sẽ chắn mất trục khi chính mà nên ở phía 2 bên.
Mâm ngũ quả trong lễ cúng tất niên thường được xem như cách thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới. Vì vậy, việc chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ là điều vô cùng quan trọng.
Theo quan niệm của nhiều vùng, mâm ngũ quả với 5 màu sắc sẽ tượng trưng cho ngũ phúc là: sự giàu có, khỏe mạnh, an lành, sống lâu và sang trọng.
Tùy theo phong tục và thói quen của người dân từng vùng mà mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt rõ rệt. Ở miền bắc, mâm ngũ quả thường bao gồm các loại quả như: 1 nải chuối xanh, bưởi, cam, quýt (quất), táo, roi, phong thủy tốt cho ngôi nhà,...Còn ở phía nam, mâm ngũ quả thường được lựa chọn với ý nghĩa Cầu - Vừa - Đủ - Xài tương ứng với các loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dứa, thanh long,...để hi vọng về một năm mới an lành, buôn may bán đắt.
Mâm cúng
Tùy từng địa danh mà mâm cúng sẽ có những vật phẩm khác nhau, thuận theo tục lệ và truyền thống của nơi đó. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn các món ăn trên mâm cúng thay vì bó buộc vào một quy tắc nào đó.
Mâm cúng miền Bắc thường có: móng giò hầm măng, bóng nấu thập cẩm, miến nấu lòng gà, mọc, 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng, thịt đông, thịt gà luộc, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối.
Mâm cúng miền Trung thường có: bánh chưng, bánh tét, giò nạc, thịt gà, thịt đông, heo luộc, canh măng, miến và chả ram.
Mâm cúng miền Nam thường gồm: Bánh tét, củ cải ngâm mắm, canh măng, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, chả giò và củ kiệu.
Mâm cúng nên được đặt ở bên dưới, bàn thờ chính sẽ chỉ để hoa, quả tươi và một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng, không nên cắm đồ hàng mã như cành vàng lá ngọc, tranh gây các trường khí âm bất lợi.
Cách bày bàn thờ cúng tất niên cuối năm
Vào những dịp quan trọng vào cuối năm, việc lau dọn và bày biện bàn thờ là điều vô cùng quan trọng. Tùy vào tín ngưỡng, truyền thống mà bạn có thể bày theo nhiều cách khác nhau.
Thông thường, mâm cỗ tất nhiên cần được chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa, nếu là cỗ lớn thì là 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát và 8 đĩa. Số lượng có thể tùy thuộc vào quy mô của từng mâm cỗ cúng tất niên cuối năm. Trong mâm cỗ nên có những món nóng và có nước ở giữa mâm cỗ để tránh nguy cơ đổ vỡ.
Bài khấn tất niên cuối năm cho cửa hàng
Bài cúng tất niên cuối năm chiều 30 Tết
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Tín chủ con tên là… tại...
Hôm nay ngày... tháng chạp năm... Âm lịch
Tín chủ con đại diện cho công ty/ cửa hàng... xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm... , chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.
Nay con xin được đọc bài cúng Tất niên công ty cuối năm... để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Kính lạy các ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.
Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Bài văn khấn gia thần vào ngày tất niên
Theo tục lệ xưa để lại, vào ngày 30 Tết, ngoài việc cúng gia tiên, để lễ tạ gia tiên qua một năm đã phù hộ độ trì cho con cháu, các gia đình và các công ty, cửa hàng thường làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ "Đất đai" sau một năm làm ăn.
Sắm lễ tùy tâm, cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món đơn giản như xôi, chè, hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng, trà rượu… Bàn lễ đặt tại sân hoặc hiên nhà và khi cúng lạy ra phía trước nhà:
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: ………………….........
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ...., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Bài cúng tất niên ngoài trời
Tùy theo quan niệm của từng gia đình, từng vùng mà gia chủ có thể làm 2 mâm cỗ, bài khấn tất niên cuối năm ở trong nhà và ngoài trời. Cỗ cúng trong nhà là để cúng tổ tiên, ông bà và cỗ cúng ngoài trời là cúng Trời, Phật.
Đối với những gia đình làm 2 mâm cỗ cúng ngoài trời và trong nhà thì cần lễ ngoài trời trước, sau đó trở vào để làm lễ cúng trong nhà.
Nam mô A Di Đà Phật ( Ba lần )
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy :
Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .
Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần .
Ngài Cựu niên Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan
Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa . Ngài định Phúc Táo quân . Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn
Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này .
Nay là giờ phút Giao thừa năm Canh Tý
Chúng con là :………………
Ngụ tại :………………….
Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, Tam Dương khai Thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái tuế chí đức tôn Thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt . Quan cũ về Triều để khuyết, lưu Phúc, lưu Ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban Tài tiếp Lộc. Nhân buổi tân Xuân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời : Ngài Cựu niên đương cai Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần,
Lý Tào phán quan, Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương . Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Ngài Phúc Đức chính Thần. Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần. Ngài Bản Gia Táo Quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin giáng lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám
Cẩn cáo
Trên đây là cách cúng tất niên cuối năm cho các chủ kinh doanh cửa hàng để luôn may mắn, bình an và làm ăn tấn tới trong năm mới. Sapo hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn chuẩn bị một lễ cúng tất niên đủ đầy, thành tâm để dâng lên các vị Thần linh.
- Kiến thức phong thủy: https://www.dongkhai.com/
- Nhôm tấm và các phương pháp gia công, ứng dụng của nhôm tấm.