Một chiếc váy được đánh giá đạt tiêu chuẩn không những đẹp về hình thức. Nó còn phải có độ bền tốt, bảo đảm sau thời gian dùng thì váy, đầm không bị co giãn, bay màu quá nhiều.

Để có được điều này thì bạn cần phải chọn được loại vải may đầm tốt. Bởi nếu dùng chất vải kém, váy, đầm sẽ nhanh chóng bị bai giãn, phai màu và mất form chỉ sau thời gian ngắn khi sử dụng.

Vải may đầm ảnh hưởng tới hình in/thêu

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Công nghệ hiện đang có những phát triển vượt bậc. Trong đó công nghệ in thêu trong may mặc cũng đã được nâng cao hơn trước. Điều này đã tạo ra sự độc đáo, đa dạng trong công đồng váy, đầm. Không những vậy nó còn cho phép chị em dễ dàng sáng tạo ra được hình in ấn tượng, bắt mắt.

Bạn có thể sở hữu mẫu váy công sở với thiết kế logo đặc trưng của công ty. Hoặc mẫu váy với họa tiết hoa văn lạ mắt… Nhưng để thực hiện được điều này, bạn cần chọn loại vải may đầm tốt. Bởi dù công nghệ in thêu có hiện đại đến mấy mà chất liệu vải kém thì cũng khó có thể cho ra hình in đẹp. 

Vải cotton

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Cotton Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục. Cotton là chất liệu được nhiều người ưa chuộng nhất vì phù hợp với hầu hết mọi vóc dáng, đồng thời thích nghi tốt trong tất cả các loại môi trường thời tiết.

Nguồn gốc vải cotton

Ông cha ta từ thời xa xưa đã biết cách trồng cây bông để lấy quả đem về lấy sợi và dệt thành vải may thành những bộ quần áo. Cho đến ngày nay khi ngành dệt may phát triển, người ta vẫn lấy sợi từ cây bông nhưng mang về xử lý bằng các loại hóa chất để tăng độ bền cũng như giảm sự mục, mốc của vải. Từ đó hình thành nên vải cotton.

Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông do cây bông vải cung cấp cùng nhiều nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với các chất hóa học tạo thành. Tuỳ tỷ lệ % sợi bông có trong vải mà nhà sản xuất định ra từng loại vải :

100 % cotton là loại vải dùng nguyên liệu 100% sợi bông cùng với một số hoá chất làm cho vải trở nên lâu mục, bền bỉ và mềm mại hơn.

80% cotton là trong vải chỉ có 80% là sợi bông nguyên chất, 20% còn lại có thể là nylon, hoặc các sợi tổng hợp khác, làm cho vải có độ bóng cao.

Quy trình sản xuất vải cotton được thực hiện như thế nào?

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Để có được những tấm vải cotton chất lượng phục vụ nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày nay. Thì quy trình sản xuất cotton phải trải qua từng bước một và không hề dễ dàng gì. Cụ thể từng bước như sau:

Giai đoạn 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại

Thời gian thu hoạch bông sẽ diễn ra vào tháng 11 – 12 trong năm, quá trình thu hoạch sẽ được chia làm 3 đợt khác nhau.

Đợt 1: Tiến hành thu hoạch những quả bỏ ở dưới góc đã nở.

Đợt 2: Thu hoạch đợt 2 sau 1 – 15 ngày, hái những quả bông nằm ở phần thân giữa của cây.

Đợt 3: Thu hoạch hết những quả bông đã nở ở phần ngọn cây.

Sau thời gian thu hoạch, phần xơ bông sẽ được phân loại, chỉ chọn những quả đảm bảo chất lượng còn lại sẽ bị loại bỏ. Những xơ bông chất lượng sẽ được phơi khô ở những nơi khô ráo, thoáng mát để không bị lẫn tạp chất.

Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông

Tinh chế xơ bông được xem là một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất cotton. Ở bước này, các tạp chất trong xơ sẽ được tách và làm sạch xơ. Bước này sẽ được thực hiện sau khi đã phơi thật khô xơ bông. Xơ bông sẽ được chuyển đến các nhà máy tinh chế, khi đến đây xơ bông sẽ được xé ra, giúp tách xơ mà vẫn đảm bảo là không làm ảnh hưởng đến chất lượng các xơ đơn.

Tiếp theo, xơ bông sẽ được đưa vào lò để nấu và lọc lại nhiều lần để loại bỏ các tạp chất như: nitơ, pectin, các axit hữu cơ hoặc màu thiên nhiên cho đến khi chỉ còn xơ bông tinh chất.

Giai đoạn 3: Hòa tan và kéo sợi

Sau quá trình tinh chế xơ bông sẽ biến thành dạng lỏng, khi đó sẽ được hòa tan với một số dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp. Chính hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi từ đó tạo thành những sợi cotton.

Giai đoạn 4: Quá trình dệt vải cotton:

Đây là quá trình xử lý hóa học của vải sợi cotton. Các sợi ngang và sợi dọc sẽ được dệt tạo thành những tấm vải. Trong quá trình dệt vải cotton, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi Cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Tiếp theo sẽ là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên vốn có của nó, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.

Giai đoạn 5: Nhuộm vải cotton:

Nhuộm vải Là quá trình cuối cùng để hoàn thiện vải cotton. Sợi vải sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm vải dễ bắt màu.

Quá trình nhuộm vải sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm. Sau mỗi lần nhuộm xong, vải sẽ được mang đi giặt nhiều lần. Nhằm tách các hợp chất, sợi vải vụn, bẩn còn bám trên mặt vải.

Cách nhận biết vải cotton :

Thị trường vải cotton rất đa dạng và phong phú khiến cho người tiêu dùng không biết đâu là vải cotton thật và đâu là giả. Để giúp các bạn có thể biết đâu là vải cotton 100%, các bạn hãy cùng tham khảo một số cách nhận biết vải cotton sau đây.

Sử dụng phương pháp nhận biết bằng các giác quan

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Vải thun chuẩn Cotton : Nếu bạn chịu khó quan sát bằng mắt bạn sẽ thấy vải cotton rất dễ gấp nếp nên cũng khi vò sẽ rất dễ bị nhăn theo nếp. Còn nếu muốn kỹ hơn hãy dùng tay sờ vào mẫu vải cotton bạn cũng sẽ cảm nhận được sự mềm mại, mịn nhưng không có độ rũ, sờ vào không lạnh như các loại vải cotton pha khác.

Vải thun pha : Khi các bạn vò sẽ không gây nhàu vải. Nhìn bóng đẹp tạo cảm giác có độ bền cao.

Sử dụng bằng phương pháp nhiệt học

Vải 100% Cotton : Dùng một mẫu vải nhỏ làm từ những sản phẩm và đem chúng đi đốt, bạn quan sát nếu thấy lửa cháy màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không để lại chất nhựa thì đó chắc chắn là vải cotton.

Vải pha Cotton : Vì thành phần có pha sợi Poly (PE) nên khi các bạn đốt cháy sẽ ngữi thấy có mùi nhựa và mùi khét của nhựa càng nồng thì vải pha Poly càng nhiều. Khi cháy chong vải sẽ vón thành cục một phần và phần vón cục tỉ lệ chính là tỉ lệ pha.

Phân biệt bằng độ thấm nước

Vải 100% Cotton : Có độ thấm nước nhanh gần như thấm đều hết trên toàn về bộ mặt vải.

Vải pha PE : Vì tính chất Poly (PE) không thấm nước nên vải có độ thấm nước của chất vải chậm và có dộ loan ra xung quanh không đều.

Ảnh hưởng đến giá thành của váy, đầm

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Thị trường vải may hiện nay rất đa dạng với nhiều loại vải khác nhau. Mỗi loại vải đều có điểm mạnh cũng như hạn chế riêng. Không những thế giá thành của chúng cũng khác nhau. Cho nên, bạn cần căn cứ vào kinh tế của mình để chọn một loại vải may đầm phù hợp.

Các loại vải may đầm, váy đẹp, phổ biến nhất hiện nay

Như đã nói vải may đầm đẹp một vai trò quan trọng để tạo ra được chiếc váy đẹp. Nếu bạn vẫn đang còn phân vân không biết nên chọn lựa loại vải may váy đầm nào phù hợp với mình.

Vải may đầm suông

Chất liệu vải là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định tới việc mặc đầm nhiều hay ít. Có thể với các bạn gái đã có kinh nghiệm may vá dày dặn. Việc chọn lựa vải may đầm suông là khá dễ dàng chọn trang phục dạ hội. Nhưng với một số người chưa từng thử may đầm thì có thể tham khảo thời khuyên bên dưới của chúng tôi để chọn được loại vải may váy suông phù hợp để sở hữu được chiếc váy thật ưng ý nhé!

Vải lụa là vải gì?

Vải lụa là chất liệu vải có bề mặt rất mỏng, mịn được sản xuất bởi một loại tơ, loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa đó là tơ tằm. Cụ thể đó là những người nuôi tằm sẽ xe các sợi tơ ra để đan dệt thành lụa. Đây được coi là một loại hình nghề đã xuất hiện từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Từ đó mà lụa trở thành loại vải đắt tiền, chỉ dành cho giới thượng lưu trong xã hội phong kiến thời điểm đó.

Để đánh giá chất lượng của sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để sản xuất ra vải lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó tơ tằm dâu là được sử dụng phổ biến và được ưa chuộng nhất chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.

Trải qua một thời gian dài phát triển từ thời phong kiến cho tới xã hội hiện đại ngày nay thì vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp được đông đảo người tiêu dùng yêu thích.

Quy trình sản xuất chất liệu vải lụa

Chăn tằm

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Trong 1 năm, thời điểm thích hợp nhất để chăn tằm là vào mùa xuân và mùa thu, có khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển tốt nhất. Từ thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén thì khoảng từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau.

Thức ăn chính của tằm là lá dâu, và dâu tằm phải được trồng ở những vùng đất sạch, không bị phèn ô nhiễm nguồn nước. Tần suất ăn của tằm suốt ngày đêm, sau khoảng 3 tầm phát triển đén kích thước tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Nhả kén

Các gia đình trồng dâu nuôi tằm thường thực hiện công đoạn này bằng cách dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô có hình chữ nhật thông thoáng để cho tằm bắt đầu nhả kén. Bước đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài giúp cố định tổ kén để nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi có chiều dài gần 1000 km quấn quanh kén.

Ươm tơ

Sau khi đưa tằm chín nhả tơ tạo kén sau 7 ngày thì sẽ bắt đầu ươm tơ. Công đoạn ươm tơ này diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong vòng 5 ngày để ngăn cho tằm nở thành con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi được nữa. Để ươm tơ thì đầu tiên phải cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin tan ra để xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.

Đây là bước chuẩn bị nguyên liệu sợi tơ thô cho công đoạn dệt tiếp theo, thì tùy vào mục đích của người dệt và sản phẩm muốn tạo ra thì nguồn nguyên liệu sợi tơ cần tới những số lượng khác nhau.

Dệt lụa

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Tùy vào chất lượng của sợi tơ mà sẽ có những cách dệt khác nhau để điều chỉnh độ dày mỏngcủa vải lụa, chính ở quá trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau quyết định tới độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng của vải.

Nhuộm màu vải lụa

Đây là công đoạn cuối cùng để tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ ngoài cho các loại vải lụa, bởi vải lụa gốc chỉ có màu trắng ngà của tơ nên để cho vải có nhiều sắc đa dạng bắt mắt thì bắt buộc phải nhuộm màu. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi. Cách để nhuộm vải lụa của các làng nghề nhuộm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu…

Ngoài ra tùy vào cách phối màu và yêu cầu sản phẩm của khách hàng mà vải lụa cũng có thể pha và nhuộm màu thành các loại họa tiết như lụa hoa nhí, vải lụa chấm bi, vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng…

Đặc tính của vải lụa

Vải lụa mang trong mình 3 đặc tính quan trọng nhưng lại ít được quan tâm đó là:

Đặc tính cơ học

Vải lụa được xem là một trong những loại vải xuất phát từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình.

Đặc tính vật lý

Vải lụa có cấu trúc khá giống với hình tam giác. Do đó, khi có ánh sáng chiếu vào, người dùng sẽ quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải lụa thông qua các góc cạnh khác nhau.

Đặc tính hóa học

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Do được tạo ra từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Cũng chính đặc điểm này mà khi sử dụng vải lụa ta sẽ có cảm giác vải hay bị bám vào da. Tuy nhiên, lụa vẫn được xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết chuyển lạnh đặc biệt là vào những ngày mùa đông lạnh giá.

Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này thì không nên phơi trực tiếp dưới nắng và đây cũng là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ.

Phân biệt các loại vải lụa

Vải lụa tơ tằm

Đây là loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay, lụa tơ tằm được sản xuất toàn bộ bằng cách dệt thủ công truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật. màu sắc của lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn truyền thống như tùng, trúc, hoa mai hay chim phượng.

Vải lụa satin

Vải lụa satin là loại vải làm bằng tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợ dọc, cấu trúc chi tiết đó là sợi ngang sẽ chui xuống dưới một sợi dọc sau đó lại đè lên trên ít nhất 2 sợi dọc theo quy luật như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ lại dịch chuyển qua phải ít nhất 2 sợi dọc và lên trên 1 lần. Vải lụa satin nếu có các sợi ngang nhiều hơn sợi dọc sẽ giúp độ bóng mịn đẹp hơn và tính thẩm mỹ cao cùng độ bền vượt trội nên giá thành của lụa satin cũng cao hơn so với các chất liệu khác.

Vải lụa cotton

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Cotton lụa là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa. Loại vải này này quy tụ tất cả những đặc tính và ưu điểm mà cả 2 chất liệu này mang lại. Vải lụa cotton có những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chống tĩnh điện cao phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không bị nhăn khi giặt.

Vải lụa Twill

Đây là loại vải lụa có cấu trúc sợi chéo, bền và vô cùng chắc. Hai bề mặt của vải không giống nhau. Tơ tằm cũng là nguyên liệu chính để sản xuất là Twill Silk nhưng loại lụa nầy dày hơn lụa thông thông thường và bảo toàn nguyên vẹn sự mềm mại.

Một số loại vải lụa khác đó là lụa Twist Silk, lụa gấm Jacquard, Damask Silk…

Vải ren may đầm suông sang trọng, quyến rũ

Ren là một trong những loại vải may đầm suông được nhiều cô nàng ưa thích nhất hiện nay. Chất liệu vải này đem tới cho chúng ta những loại đầm sang trọng, quyến rũ nhưng vẫn nữ tính, trẻ trung. Có thể nói loại vải may đầm suông này được coi là bảo bối của phái đẹp hiện nay. Nó không những phù hợp với thời tiết mùa hè mà nàng còn có thể mặc váy ren quanh năm.

Vải voan mềm mại, bay bổng

Voan là một loại vải thường được chọn lựa để may những loại váy suông mùa hè. Đây là loại vải may đầm vừa mềm mại, bay bổng nhưng có nhiều mẫu mã, hoa văn. Dường như chất liệu này được tạo ra để may váy. Cũng như ren, thường khi máy váy voan, bạn cũng nên thêm một lớp lót ở trong. Để đảm bảo không bị hở các phần nhạy cảm. 

Mặt khác, chất liệu voan khá mềm mại, nó tạo độ bồng xòe rất tốt. Cho nên chúng ta thường khó có thể tại được những kiểu đầm phức tạp. Vì thế nếu như muốn may chiếc đầm, váy kiểu cách, cầu kỳ nên cân nhắc trước khi dùng chất liệu vải voan nàng nhé.

Vải thun mát mẻ, thoải mái

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Thun cũng là một trong những loại vải may đầm suông khá được ưa chuộng trong năm 2020. Nếu nàng muốn sở hữu chiếc đầm thoải mái, mát mẻ cho ngày hè oi bức. Có lẽ nàng không nên bỏ qua vải thun. Với chất liệu này bạn có thể dễ dàng tạo được mọi kiểu dáng, từ đơn giản tới phức tạp, từ dáng váy suông hay bó đều có thể yên tâm khi chọn lựa chất vải này.

Vải tơ mỏng nhẹ, mềm mại

Bên cạnh 3 loại vải may đầm trên, tơ cũng là chọn lựa nàng không nên bỏ qua. Tơ là loại vải mỏng, nhẹ, mềm mại. Nó chính là chất liệu tuyệt vời để tạo ra bộ váy suông có thân nhúng bồng bềnh. Giúp đem tới cho chị em vẻ đẹp duyên dáng, quyến rũ.

Vải may đầm xòe 

Đầm xòe là một kiểu đầm có thân dưới tính từ eo đổ xuống được may xòe ra. Tùy ý tưởng may, nhu cầu cùng xu hướng thời trang có thể may theo kiểu xòe tròn, xếp ly xòe hoặc là xòe xéo…. Mẫu đầm xòe kiểu ngắn hoặc dài cũng như độ xòe khác nhau. Đặc biệt tất cả mọi dáng người đều có thể mặc được kiểu đầm xòe. Bởi nó có thể che được khuyết điểm cực tốt.

Nhưng để cho chiếc đầm xòe có thể lên form dáng đẹp, xòe tự nhiên hơn khi mặc, bạn cần biết được cách chọn lựa vải may. Bởi trong những kiểu váy hiện nay thì đầm xòe dường như là khó may nhất. Dù là những thợ may có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao đôi khi cũng bị thất bại.

Thường loại vải nào cũng đều có thể may được đầm xòe. Nhưng mỗi loại vải may đầm xòe sẽ có độ xòe khác nhau. Nếu bạn muốn may đầm xòe đẹp nhất nên chọn vải gấm, vải Cotton hay vải Tafta,…

Vải may đầm công sở, dạ hội

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Chất liệu vải may váy công sở, dạ hội là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, để có thể tạo ra một chiếc váy quý phái, tinh tế. Mỗi một loại vải sẽ có kiểu may khác nhau, nó phù hợp với từng đường nét. Khi kiểu thiết kế phù hợp mới phát huy được hết các tác dụng của chiếc váy.

Những loại vải thường được dùng để các mẫu đầm công sở, dạ hội được nhiều chị em yêu thích là vải voan, vải nhung, vải Chiffon, vải Satin.

Vải may váy, đầm dự tiệc

Đầm dự tiệc luôn là điều chị em phụ nữ quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi lẽ đi chơi chỉ cần sự thoải mái nhưng đi dự tiệc cũng như đi làm đều cần tới sự sang trọng, chỉnh chu. Cho nên ngoài việc chọn lựa kiểu dáng của chiếc đầm dự tiệc, thì vải may đầm cũng là điều quan trọng bạn cần lưu ý.

Bởi nó góp phần tôn được giá trị của nàng trong buổi tiệc. Vậy loại vải may đầm nào phù hợp cho những kiểu váy dự tiệc? Cotton, vải lụa, vải ren, vải gấm và vải phi,… là chọn lựa phù hợp giúp tôn được vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng của bạn trong buổi tiệc.

Vải may váy, đầm ôm

Loại vải thường được dùng để may váy, đầm body thường đảm bảo độ mềm mại, co giãn nhẹ hoặc nhiều như thun mềm hay thun dày. Chất vải may đầm này có khả năng ôm rất nữ tính. Nó giúp tôn lên được đường nét quyến rũ, gợi cảm của phái đẹp.

Loại vải sử dụng để may đầm ôm body thường được từ những chất liệu mềm mại, co giãn nhiều hoặc co giãn nhẹ như thun mềm hoặc thun dày để tạo Đầm dáng ôm rất nữ tính, làm tôn lên những đường nét.

Bên cạnh đó nhiều người vẫn thường chọn những loại vải khác để may đầm body như Cotton, ren… Những loại vải này tạo nên mẫu đầm ôm gợi cảm, quyến rũ. Không chỉ trong các buổi tiệc, nàng còn có thể mặc nó để đi chơi, hẹn hò với người ấy…

Tuy nhiên có lưu ý nhỏ là nếu như bạn dùng vải ren để may đầm body thì hãy chọn lựa loại vải ren có lỗ ren nhỏ. Đồng thời khi may nên kèm thêm vải lót ở bên trong váy để có thể tránh tình trạng lộ hàng bạn nhé!

Cách chọn lựa loại vải may đầm phù hợp

Vải may đầm khá được ưa chuộng tô lên phong cách quyến rũ

Bạn đang phân vân không biết nên chọn vải may đầm sao cho phù hợp với mình. Vậy hãy đọc ngay những gợi mở chúng tôi nói tới dưới đây nhé:

Nếu nàng thuộc tuýp người dịu dàng, nhẹ nhàng, đằm thắm và quyến rũ đập chất Á Đông. Vậy chiếc đầm được làm từ vải tơ tằm là chọn lựa thích hợp nhất dành cho nàng. Với đặc tính nổi trội là mềm mượt, mỏng nhẹ và thoáng mát, khi diện bộ váy này nàng sẽ trở nên thướt tha, nhẹ nhàng hơn đấy. 

Nếu như nàng ưa thích phong cách quyến rũ. Vậy bạn nên chọn đầm làm từ vải voan hoặc Chiffon nhé. Tuy nhiên Chiffon vẫn là chọn lựa được ưu tiên nhất. Bởi với đặc tính mỏng, sáng, độ rũ vừa phải, nhẹ nhưng lại dày hơn voan cho nên nó được khá nhiều chị em chọn lựa.

Phong cách quyến rũ, hiện đại: Nàng có thể thoải mái chọn lựa loại đầm cho mình. Nhưng với phong cách này vải ren sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Bởi với form dáng bó sát cơ thể sẽ giúp tọa cho nàng bộ cánh cực kỳ hiện đại và quyến rũ.

Ngoài ra khi chọn lựa vải may đầm bạn cũng nên quan tâm tới thời tiết. Chẳng hạn mùa hè, bạn nên chọn vải nhẹ như voan, lanh với đặc tính bền, thấm hút tốt,…

Loại vải may váy phù hợp với mọi dáng người cũng như thời tiết là Cotton. Bởi chính khả năng hút ẩm, thấm hút mồ hôi và điều hòa nhiệt độ cơ thể của nó… Xem thêm mẫu đồng phục spa đẹp

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ liên quan như; may đồng phục giá rẻ, cung cấp đồng phục học sinh, đồng phục công sơ dành cho mọi đối tượng… Chúng tôi đơn vị thiết kế tạo m,ẫu đồng phục chuyên nghiệp dành cho các spa thẩm mỹ viện tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh lân cận… dịch vụ may đồng phục spa nail xuất san các nước như vương quốc Anh, Mỹ… châu âu, châu Úc…

Công ty may đồng phục spa giá rẻ tại TPHCM. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng…

Cảm ơn đã xem bài viêt!